Skip to content

Thư Giới Thiệu

Expatrio 2024-02-22
Letter of Recommendation

Contents

Khi sinh viên nộp đơn vào trường Đại Học Đức, một lá thư giới thiệu thường sẽ là một phần trong quy trình. Thư này được chuẩn bị bởi một bên thứ ba, người biết rằng bạn là một ứng cử viên tốt cho trường đại học, những lá thư này rất được coi trọng bởi bộ phận tuyển sinh. Nhưng chúng bao gồm những phần nào, và làm thế nào sinh viên có thể lựa chọn người giới thiệu đúng cách?

Bài báo này sẽ điểm qua những thành phần và chức năng của lá thư giới thiệu và giúp bạn tạo ra ấn tượng tốt nhất khi nộp đơn vào các trường đại học ở Đức.

Thông tin chung

Thư giới thiệu là gì và tại sao bạn cần nó?

Các trường đại học Đức muốn chắc chắn rằng những thí sinh ứng tuyển có nhiều thứ hơn là chứng chỉ và bằng cấp. Họ cần biết rằng các sinh viên của họ có những đặc điểm gì và cá tính ra sao, đó là những cái mà nhiều tổ chức yêu cầu ở “Thư giới thiệu.” Các trường đại học thường yêu cầu thí sinh của họ cung cấp thư giới thiệu như là một phần của quy trình tuyển sinh.

Những lá thư này, cũng được gọi là “Reference letters,” và được dùng theo cách mà hội đồng tuyển sinh mong muốn biết về thí sinh một cách rõ ràng nhất. Họ muốn biết thêm về những sinh viên tương lai của họ, cũng như những gì các tổ chức khác yêu cầu ở thư giới thiệu.

Đây là một tài liệu mà một người nào đó biết về thí sinh ứng tuyển, và họ có thể kiểm chứng rằng sinh viên này đã đạt tới một mức độ yêu cầu, hoặc có những kỹ năng phù hợp cho khóa học mà họ đăng ký. Các giảng viên và chủ lao động có thể làm điều này.

Bạn cần chú ý điều gì trong một lá thư giới thiệu?

Nội dung của những tài liệu sẽ thường liên quan đến bảng câu hỏi cho thư giới thiệu. Xu hướng chung là cần phải đảm bảo các câu hỏi về mức độ của thành tích học tập, các khía cạnh của môn học và các yếu tố hành vi của sinh viên.

Tuy nhiên, những là thư tốt cần phải cung cấp nhiều thông tin hơn thế. Chúng cho biết sinh viên nhiệt tình như thế nào và họ có thể mang lại bao nhiêu cho các trường đại học Đức.

Tôi tự viết thư hay nhờ người giới thiệu làm điều đó?

Học sinh không tự viết thư giới thiệu. Toàn bộ vấn đề là đưa ra một quan điểm độc lập xác nhận thông tin do sinh viên cung cấp. Thay vào đó, bạn sẽ cần đưa ra yêu cầu lịch sự với người giới thiệu mà bạn chọn.

 

Chất lượng hơn số lượng

Đôi khi, các sinh viên chọn nhiều hơn một người giới thiệu. Điều đó cũng tốt, tuy nhiên hãy đảm bảo rằng những người này liên quan đến khóa học mà bạn đang đăng kí.

 

Những thông tin nào nên được đưa vào?

Nội dung thực tế của một bức thư sẽ khác nhau tùy thuộc vào khóa học bạn đăng ký và người bạn nhờ viết thư.

Cuối cùng, những người giới thiệu có thể viết bất cứ điều gì họ biết, và họ sẽ không biết tất cả về bạn. Tuy nhiên, những câu hỏi chung sau đây nên được lưu ý:

  • Ứng viên có đủ trình độ cần thiết để theo học tại trường đại học không?
  • Thái độ của học sinh đối với việc học của họ như thế nào và họ có thể hiện niềm đam mê với môn học mà họ muốn học không?
  • Bạn có nhận thấy sự phát triển về khả năng và thái độ của học sinh theo thời gian không?
  • Ứng viên đã làm việc tốt như thế nào trong các bài tập theo nhóm?
  • Học sinh có phản ứng tốt với những lời chỉ trích mang tính xây dựng không?
  • Học sinh đã đạt được những thành tựu cụ thể nào và họ có vượt qua bất kỳ thách thức đáng chú ý nào để đạt được chúng không?

Như bạn có thể thấy, trọng tâm không phải là câu trả lời từ đơn lẻ. Khi suy nghĩ về những gì cần nhấn mạnh trong thư giới thiệu, các yếu tố chung hơn sẽ phát huy tác dụng.

Người viết cần kết nối các khía cạnh của cá tính và khả năng của bạn - điều làm bạn trở nên đặc biệt và giá trị thay vì chỉ đơn giản là một sinh viên đơn thuần. Mặc dù không nên phóng đại mọi thứ, nhưng là thư của người giới thiệu cần giải thích bạn là ai, và điều gì khiến bạn trở nên khác biệt so với số đông.

Viết thư giới thiệu không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì thế hãy chọn một người đủ tài năng. Những từ ngữ của họ có thể tạo ra một sự thay đổi lớn đối với cơ hội thành công ứng tuyển của bạn.

 

Đặt câu hỏi ví dụ

Đặt câu hỏi ví dụ về trường đại học của bạn và cung cấp bảng thông tin về thư giới thiệu cho (những) người giới thiệu mà bạn đã chọn. Bằng cách đó, họ có thể lên ý tưởng cho bức thư của mình mà không bỏ sót bất kỳ thông tin quan trọng nào.

 

Làm thế nào để có được một lá thư giới thiệu tốt

Tôi nên hỏi ai về thư giới thiệu?

Làm thế nào bạn có thể đảm bảo rằng người viết thư giới thiệu của bạn sẽ thực hiện công việc tốt và trung thực? Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và bạn nên suy nghĩ kỹ về người mà bạn yêu cầu.

Giáo viên là một lựa chọn rất phổ biến khi yêu cầu một người giới thiệu, và với lý do chính đáng. Giáo viên của bạn sẽ biết rõ về bạn vì đã nhìn thấy bạn ở trường ngày này qua ngày khác. Họ sẽ có hiểu biết tốt về các kỹ năng và năng khiếu của bạn đối với các khóa học cụ thể. Và tiếng Anh viết của họ cũng phải tốt.

Mặc dù vậy họ cũng không phải sự lựa chọn duy nhất. Nếu bạn đã từng làm việc trong ngành liên quan đến khóa học, những người cấp trên hoặc đồng nghiệp có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Việc này thường đúng với những ứng cử viên thạc sĩ hoặc tiến sĩ, những người muốn phát triển các kỹ năng chuyên nghiệp của họ ở Đức.

Được giới thiệu bởi một người có tiếng nói có quan trọng không?

Khi bạn chọn một người giới thiệu, bạn thường nên chọn một người thực sự hiểu rõ về bạn.

Hãy đặt bản thân bạn vào vai trò đội ngũ tuyển sinh của các trường Đại học Đức. Họ muốn có một hồ sơ chuyên sâu về bạn là ai và các kỹ năng của bạn được đánh giá như thế nào so với mẫu đơn đăng ký của bạn. Chỉ những người biết rõ về bạn mới có thể cung cấp loại thông tin đó.

Có thể là hội đồng tuyển sinh sẽ liên lạc với người giới thiệu?

Các trường đại học cũng có thể liên hệ với người giới thiệu của bạn bằng địa chỉ email được cung cấp để kiểm tra xem thông tin họ cung cấp có chính xác không và để làm sáng tỏ mọi vấn đề khó hiểu. Nhưng nhìn chung họ sẽ không thực hiện các cuộc phỏng vấn dài hoặc yêu cầu nhiều thông tin.

Nhân viên tuyển sinh thường tin tưởng những người giới thiệu đưa ra đánh giá trung thực, nhưng điều rất quan trọng là văn bản phải trung thực nhất có thể. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa lời của người giới thiệu và lời khai cá nhân của bạn có thể đặt ra câu hỏi về đơn đăng kí của bạn nói chung.

Khi gửi yêu cầu đến ai đó để viết thư giới thiệu, hãy chắc chắn rằng bạn đã cung cấp thông tin về khóa học và những gì bạn hi vọng nhận được cho họ. Khi họ đã hoàn thành chúng, hãy gửi tặng họ một món quà cảm ơn.

Phải làm gì nếu bạn đang xin học bổng Đức?

Nếu bạn đang xin học bổng danh giá, chẳng hạn như DAAD hoặc Erasmus+, người giới thiệu của bạn sẽ phải nỗ lực nhiều hơn. Những học bổng này rất cạnh tranh và đơn đăng ký của bạn sẽ chỉ thành công nếu tất cả các khía cạnh - bao gồm cả thư giới thiệu - nó phải đạt tiêu chuẩn xuất sắc.

Người giới thiệu của bạn sẽ cần viết rất nhiều về lý do tại sao bạn xứng đáng nhận được học bổng và cách họ tin rằng bạn sẽ sử dụng nó để tiếp tục học tập hoặc phát triển sự nghiệp của mình. Họ cũng sẽ phải cung cấp bằng chứng về thành tích học tập ấn tượng của bạn từ trước đến nay.

Để người giới thiệu của bạn có cơ hội thành công cao nhất, hãy đảm bảo rằng họ có tất cả thông tin họ cần về học bổng và những gì được yêu cầu trong thư giới thiệu.


Về Expatrio

Giải pháp nhập cư Đức tốt nhất dành cho người nước ngoài

LEARN MORE

 

This might also be of interest to you

Technical University of Kaiserslautern: A Complete Guide

Technical University of Kaiserslautern: A Complete Guide

Technische Universität Ilmenau: Everything You Need to Know

Technische Universität Ilmenau: Everything You Need to Know

A student sitting on the floor and typing on a laptop

Studying in Austria vs. Germany: What's the Difference?

So you've decided to study in Europe, but you don't know whether to choose Austria or Germany? Then you've come to the right place. Both countries...

Schloss Neuschwanstein im Sommer

Best English-taught Bachelor’s Programs in Germany

There are many reasons you might want to pursue higher education in Germany. The country has a strong economy and is home to some of the world's top...

Studierende lernt mit Büchern

German University System

Germany is renowned for its excellent higher education system. German degree courses include a wide range of subjects, with some courses taught in...

The library of a university

Studying in the Netherlands vs. Germany: Pros and Cons

Are you thinking about where to pursue your higher education? If you're interested in studying in Europe, you might be wondering whether Germany or...

Top DAAD Scholarships for Indian Students to Study in Germany

Top DAAD Scholarships for Indian Students to Study in Germany

Germany is one of the most popular study destinations among Indian students. It offers a high-quality education system and numerous financial aid...

The Ultimate Guide to Masters in Germany for Indian Students

The Ultimate Guide to Masters in Germany for Indian Students

More and more Indian students are heading to Germany for higher education, and it’s easy to see why! In just the past five years, the number of...

How to Study in Germany for Indian Students Guide (2025/2026)

How to Study in Germany for Indian Students Guide (2025/2026)

Germany has become one of the fastest-growing education destinations for Indian students, with enrollment numbers increasing by over 20% in the last...